Cấu trúc

Các biểu tượng của Kinh Dịch là nằm trong tập hợp của 64 tổ hợp của các đường trừu tượng gọi là quẻ (卦 guà). Mỗi quẻ bao gồm 6 hào (爻 yáo) được biểu diễn dưới dạng các đoạn thẳng nằm ngang; mỗi hào này có thể là Dương (đường liền nét) hay Âm (đường đứt nét bao gồm hai đoạn thẳng cách nhau một khe nhỏ). Với sáu đoạn thẳng này được đặt lên nhau từ dưới lên trên trong mỗi quẻ suy ra có 26 hay 64 tổ hợp của hào và như vậy có 64 quẻ.

Mỗi quẻ được cho là tổ hợp của hai tập hợp con, mỗi tập con gồm ba đường gọi là quái (卦 guà). Như vậy có 23 hay 8 quái khác nhau.

Mỗi quẻ đại diện cho một trạng thái, tiến trình hay sự thay đổi có thể xảy ra. Khi quẻ được gieo bằng một trong những phương thức của bói toán bằng Kinh Dịch thì mỗi một đường (hào) có thể là tĩnh hoặc động. Hào động có thể có sự thay đổi từ Âm sang Dương hay ngược lại để tạo thành một quẻ khác, việc giải nghĩa của quẻ được gieo ban đầu dựa trên sự cân nhắc và xem xét các thay đổi đó.

Các phương pháp truyền thống để gieo quẻ sử dụng số ngẫu nhiên để sinh ra quẻ, vì thế 64 quẻ này là không đồng nhất xét về xác suất.

Có một số hình thức khác nhau sắp xếp quái và quẻ. Bát quái (八卦 bā gùa) là sự sắp xếp của các quái, thông thường là trên gương hoặc đĩa. Truyền thuyết cho rằng Phục Hi đã tìm thấy bát quái được viết trên mai rùa (Xem Hà Đồ). Kiểu sắp xếp tám quái dựa trên suy diễn này gọi là Tiên thiên bát quái.

Sự sắp xếp của vua Văn Vương được gọi là Hậu thiên bát quái.



Chu kỳ dòng khí luân phiên trong 8 đường kinh.



Chu kỳ dòng khí luân phiên trong 12 đường kinh.


Hệ 64 quẻ Tiên thiên và Hà đồ 1


Hệ 64 quẻ Tiên thiên và Hà đồ 2


Bát quái Tiên thiên nhị phân

Tượng Số Tiên Thiên Bán Cầu Bắc



Tượng Số Tiên Thiên Bán Cầu Nam


Tượng Số Tiên Thiên Địa Cầu Phân Cực Bắc Nam


Ngũ hành tương khắc trong Hà đồ và Bát quái Hậu thiên