Lịch sử 64 quẻ

Lịch sử

Kinh Dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy, lúc ấy Hoàng Hà có con long mã hiện hình lưng nó có khoáy thành đám, từ một đến chín, vua Phục Hy coi những khoáy đó, mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (tức là vạch lẻ), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Dương, và một nét đứt (tức là vạch chẵn), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là hai Nghi. Trên mỗi nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái hai vạch, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái ba vạch, gọi là tám Quẻ (tức là quẻ đơn). Sau cùng Phục Hy lại đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là sáu mươi tư Quẻ (tức là quẻ kép). Từ thời Phục Hy đến cuối nhà Thương Kinh Dịch vẫn chỉ là những vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì cả.

Sang tới đầu nhà Chu, Chu Văn Vương mới đem những Quẻ của Phục Hy mà đặt từng tên và diễn thêm lời ở dưới mỗi quẻ để nói về sự lành dữ của cả quẻ, như chữ nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh ở quẻ Khôn v.v... Lời đó gọi là Lời Quẻ (quái từ), hay lời thoán (thoán từ).

Rồi sau đó Chu Công tức Cơ Đán (con trai thứ Văn Vương), lại theo số vạch của các quẻ mà chia mỗi quẻ ra làm sáu phần, mỗi phần gọi là một Hào, và dưới mỗi hào đều có thêm một hoặc vài câu, để nói về sự lành dữ của từng hào, như câu Sơ Cửu: tiềm long vật dụng hay câu Cửu Nhị: hiện long tại điền trong quẻ Kiền và câu Sơ Lục lý sương kiên băng chí hay câu Lục Tam: Hàm chương khả trinh trong quẻ Khôn... Lời đó gọi là lời hào (Hào từ) vì phần nhiều nó căn cứ vào hình tượng của các hào, cho nên nó còn gọi là (Lời tượng).

Tiếp đến Khổng Tử lại soạn ra sáu thứ nữa, là Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện có hai thiên: Thượng Thoán và Hạ Thoán; Tượng truyện có hai thiên: Thượng và Hạ Tượng; Hệ từ cũng có hai thiên: Thượng Hệ và Hạ Hệ; tất cả mười thiên, thường gọi là Thập dực (mười cánh). Sáu thứ đó tuy đều tán cho ý nghĩa Kinh Dịch rộng thêm, nhưng mỗi thứ có một tính cách.

Khái Luận:

Trình Di nói: Rất huyền vi là Lý, rất tỏ rõ là Tượng, thể chất và công dụng vẫn là một nguồn, huyền vi và tỏ rõ không hề cách nhau, xem sự hội thông, để thi hành điển lễ của nó, thì Lời không có cái gì không đủ. Cho nên kẻ khéo học dịch, tìm kiếm về Lời, phải tự chỗ gần trước đã. Nếu mà khinh rẻ chỗ gần thì không phải là kẻ biết nói Kinh Dịch. Còn sự do Lời mà biết được Ý thì cốt ở người.

LƯỡng nghi:

Lưỡng Nghi là khởi nguồn của Kinh Dịch, đó là Âm và Dương, Dương được ghi lại bằng vạch liền (-) còn Âm vạch cách đoạn (--)

Tứ tượng:

Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng:



Quẻ đơn:

Tứ Tượng chỉ có hai vạch chồng lên nhau, người ta chồng tiếp một vạch nữa lên (là có ba vạch). Được tám hình thái khác nhau gọi là Bát Quái (quẻ đơn) {xem chi tiết phần sau}


Quẻ kép:

Quẻ kép (còn gọi là trùng quái) là đem những quẻ đơn chồng lên nhau, được sáu mươi tư hình thái khác nhau, đó là Sáu mươi tư quẻ.{xem chi tiết phần sau}

Nếu có thể người ta chồng hai quẻ kép lên nhau sẽ được 64 x 64 quẻ nữa. Nhưng có lẽ trí tuệ của con người chưa thể hiểu được những Quẻ đó, vì vậy tạm dừng lại ở 64 quẻ kép. Tiêu Diên Thọ có sáng kiến chồng 64 thẻ lên nhau tạo thành 64x64=4096 quẻ (mỗi quẻ mới gồm 12 hào), như thế quá nhiều nên ít ai theo.

Dữ kiện thời gian để xem quẻ kinh dịch

Mỗi người hay mỗi sự việc có một lần duy nhất xuất hiện trong không gian hay trong vũ trụ này. Người tiền sử xưa căn cứ vào thời điểm xuất hiện duy nhất này mà tìm ra những tác động của vũ trụ tới người đó hay đối với một sự việc.
 
Thời điểm duy nhất đối với một người là thời gian lúc sinh ra. Đối với một việc nào đó (như hỏi việc kinh doanh của ai đó lúc này có thuận lợi không) thì lúc “sinh” sự việc là lúc bắt đầu hỏi về vấn đề đó. Sự tác động của Vũ trụ có thể có lợi hay bất lợi tùy vào vị trí sinh trong không gian, vị trí sinh chính là năm tháng ngày giờ sinh ra một người, với sự việc là lúc bắt đầu đặt vấn đề cần biết. Mỗi một vị trí sinh trong không gian có hai tọa độ: Tọa độ không gian (TĐKG) và Tọa độ thời gian (TĐTG). Để có cái nhìn về sự diệu dụng về một tọa độ thông thường trên trái đất, ngày nay, các con tàu vũ trụ trở về trái đất, đổ bộ ở chỗ nào, đểu do trung tâm điều khiển xác định tọa độ nơi con tàu cần đáp xuống. Sự xác định này rất chính xác. Trong chiến tranh hiện đại, với máy bay ném bom tốc độ âm thanh, người phi công thả bom một cách chính xác địa điểm cần phá hủy cũng dựa trên tọa độ định sẵn trước đó, mặc dù trước và sau khi ném bom, người phi công không hề biết địa điểm cần thả bom ở đâu. Các nhà dịch lý cổ xưa không chỉ xác định được TĐKG mà còn xác định được TĐTG đồng thời ở một vị trí trong không gian có liên quan đến sự sinh của một con người tại thời điểm đó. Sự cá biệt hóa số phận và cuộc đời của một người căn cứ vào TĐKG và T ĐTG. Theo các nhà dịch lý, Trái Đất vận động trong không gian theo 10 TĐKG là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và theo 12 TĐTG là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thì, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Cũng như quan niệm của khoa học hiện đại: thời gian không tách rời không gian, mà liên kết với nhau thành một chỉnh thể của không gian - không gian 4 chiều nơi loàingười đang tồn tại. Trong không gian 4 chiều này, thời gian là chiều thứ tư. Một ngày có 24 giờ, một tháng có 30 hay 31 ngày, một năm có 365 ngày, một Thế kỷ có 100 năm, một Kỷ nguyên có 1000 năm...chính là chiều thứ tư của không gian bốn chiều nơi chúng ta đang sống. Các nhà dịch lý phương Đông cũng gắn kết các TĐTG với các TĐKG: như có năm (hoặc tháng, ngày, giờ) là Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn..., Ất Mão, Ất Sửu, Ất Tỵ...
 
Về thời gian, khác với quan niệm của người phương Tây, họ chỉ coi thời gian là một trục: Quá khứ-Hiện tại-Tương lai, các nhà dịch lý lại coi thời gian vận động theo một chu kỳ lặp (vòng tròn), mỗi một tọa độ Không- Thời gian (Can Chi) lại có những tính chất riêng, như tính Dương, tính Âm, tính Ngũ hành. Chính tính Âm Dương và Ngũ hành của thời gian đã phản ánh số phận của một người sinh ra tại một tọa độ Không- Thời gian. Từ đây, người phương Đông có môn học dự đoán số phận một người qua thời gian sinh.
 
Để dự báo về cuộc sống của một người hay kết quả của một sự kiện, các nhà dịch lý yêu cầu người dự báo phải nắm vững tính chất của các Tọa độ thời gian và Tọa độ không gian nói chung, sau đó áp dụng và từng trường hợp cụ thể. Như vậy, các nhà mệnh lý phương Đông đã chương trình hóa dự báo số phận một người hay một sự việc qua thời gian sinh.
12 Địa CHi



Vấn đề dự báo số phận một người qua thời gian sinh theo mệnh lý không khó, mà phức tạp ở chỗ nắm chính xác tính chất của từng vị trí không gian (10 Can) và thời gian (12 Chi), sự phối kết hợp của 12 Chi với 10 Can (thành 60 cặp thời gian, gọi là một Hoa giáp). Sau đây là những đặc trưng của thời gian Can Chi trong cách tự xem hay tự dự báo bằng Kinh Dịch.
 

Thời gian Can Chi là dữ kiện cần thiết không thể thiếu khi tự xem hay tự dự đoán bằng Kinh Dịch. Như muôn xem số phận một người, xem sự diễn tiến và kết quả của một sự việc phải nắm đầy đủ thời gian Can Chi ở 4 cấp độ: năm, tháng, ngày, giờ sinh. Ngoài ra còn phải nắm vững tính chất của thời gian Can và Chi.
 
Vậy tính chất của thời gian Can Chi như thế nào?, nó có liên quan gì đến việc ta xem hay dự báo bằng Kinh Dịch? Sau đây sẽ trả lời câu hỏi đó.
 

Nguồn: Quang Tuệ