Kinh Dịch

Kinh Dịch?


Lý dịch là Kinh Dịch là bộ sách kinh điển xuất phát từ nền văn hoá Việt cổ. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa, nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh...v.v...

ý Nghĩa:

Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ "quy tắc" hay "bền vững", hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.

Dịch (易 yì) có nghĩa là "thay đổi" hay "chuyển động".

Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:

Giản dịch - thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.
Biến dịch - hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.

Bất dịch - bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững - quy luật trung tâm - là không đổi theo không gian và thời gian.

Tóm lại:

Vì biến dịch, cho nên có sự sống.
Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống.

Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.


Tính ngũ hành của thời gian can và chi

        
Thời gian Can Chi cũng mang tính Ngũ hành, mỗi vị trí thời gian sẽ mang một trong 5 thuộc tính Ngũ hành, như người sinh năm Nhâm Thìn thì có tính Ngũ hành Thủy, sinh năm Tân Mão có tính Ngũ hành Mộc...Các thuộc tính này khi kết hợp với nhau có thể tạo ra sự phát triển, điều mà dịch học gọi là tương sinh; cũng có thể kìm hãm nhau trong phát triển hoặc tiêu diệt nhau, điều mà dịch lý gọi là tương khắc hay không làm gì cho nhau gọi là tỵ hòa.
 

a. Sự sinh khắc củathời gian Can và Chỉ
 

Khi xem Kinh Dịch, nhiều lúc cần biết một hào nào đó trong quẻ dịch thuộc Ngũ hành gì, nó tương sinh hay tương khắc với hào nó liên quan, như quan hệ giữa hào Thế và hào ứng của một quẻ. Như đi đòi nợ, người đi đòi là hào Thế, người phải trả là hào ứng. Nếu Thế sinh ứng, nghĩa là chủ nợ sinh cho con nợ thì không đòi được; nhưng ứng sinh Thế, nghĩa là con nợ sinh cho chủ nợ thì đòi nợ được...
 

Việc xác định hào Thế hay ứng hành gì, qua cách tính thời gian Can, Chi hoặc Can Chi khi bắt đầu hỏi về sự việc. Điều này ta sẽ học ngay dưới đây.
 


Thời gian Can Chi cũng mang tính Ngũ hành, mỗi vị trí thời gian sẽ mang một trong 5 thuộc tính Ngũ hành, như người sinh năm Nhâm Thìn thì có tính Ngũ hành Thủy, sinh năm Tân Mão có tính Ngũ hành Mộc...Các thuộc tính này khi kết hợp với nhau có thể tạo ra sự phát triển, điều mà dịch học gọi là tương sinh; cũng có thể kìm hãm nhau trong phát triển hoặc tiêu diệt nhau, điều mà dịch lý gọi là tương khắc hay không làm gì cho nhau gọi là tỵ hòa. Sự tương sinh như sau:


Ngũ hành sinh khắc


 
 
Ngũ hành sinh khắc
* Kim sinh ->Thủy sinh ->Mộc sinh ->Hỏa sinh Thổ sinh ->Kim sinh ->..
 

Sự tương khắc như sau:
* Kim khắc ->Mộc khắc ->Thổ khắc ->Thủy khắc ->Hỏa khắc ->Kim khắc->...
 

Sự sinh khắc này rất hay sử dụng khi tự xem Kinh Dịch, như khi xem xét giữa Thể (người xem, là mình) và Dụng (khách, đối tượng liên quan đến mình). Sự sinh khắc này được thể hiện qua các hướng không gian Trái đất liên quan đến một đối tượng xem (chỉ có 2 hướng).
 

Để bạn đọc nắm sơ bộ sự sinh khắc này, xin xem qua đồ hình hướng không gian Trái đất (người xưa gọi là đồ hình Bát quái, quái chính là một hướng không gian) tiếp ngay dưới đây.
 

b. Tính Ngũ hành của 72 Chi:
Tý: Dương Thủy                 Ngọ: Dương Hỏa
Sửu: Âm Thổ                      Mùi: Âm Thể
Dần: Dương Mộc                Thân: Dương Kim
Mão: Âm Mộc                      Dậu: Âm Kim
Thìn: Dương Thổ                Tuất: Dương Thổ
Tỵ: Âm Hỏa                         Hợi : Âm Thủy
 

c. Tính Ngủ hành của 10 Can:
Giáp: Dương Mộc                      Kỷ: Âm Thổ
Ất: Âm Mộc                               Canh: Dương Kim
Bính: Dương Hỏa                     Tân: Âm Kim.
Đinh: Âm Hỏa                          Nhâm: Dương Thủy
Mậu: Dương Thổ                     Quý: Âm Thủy
 

d. Xác định Can cho tháng Giêng để tìm Can các tháng khác
 

Trên thực tế nhiều khi chỉ biết Chi của tháng, không biết Can tháng đó là gì, người ta đưa ra luật Ngũ Dần để tính Can cho tháng Giêng (bao giờ cũng là tháng Dần), qua đó để biết Can của tháng cần tìm. Luật Ngũ Dần như sau:
 

NĂM CÓ HÀNG CAN               THÌ CAN CỦA THÁNG GIÊNG
Giáp hay Kỷ                                                  Bính Dần
Ất hay Canh                                                  Mậu Dần
Bính hay Tân                                                Canh Dần
Đinh hay Nhâm                                             Nhâm Dần
Mậu hay Quý                                                 Giáp Dần
 

Ví dụ như tháng Tám năm Bính Tuất (2006) là Can gì? Tra bảng trên, tháng Giêng năm Bính Tuất là Canh Dần, tháng Tám là tháng Dậu, từ Canh, Tân, Nhâm...tính đi đến thứ tám là Đinh. Vậy tháng 8 âm năm Bính Tuất là Đinh Dậu
 

e. Xác định Can giờ khi biết Can ngày
 

Trên thực tế, có trường hợp cần biết Can giờ sinh, người xưa đưa ra luật Ngũ Tý, nghĩa là qua Can của ngày để xác định Can của giờ Tý hôm đó, qua đây để tìm các can giờ tiếp theo cần tìm. Luật Ngũ Tý được mô tả qua bảng sau:
 

NGÀY CÓ HÀNG CAN                         THÌ HÀNG CAN GIỜ TÝ
 

Giáp hay Kỷ                                                     Giờ: Giáp Tý
Ất hay Canh                                                     Giờ: Bính Tý
Bính hay Tân                                                   Giờ: Mậu Tý
Đinh hay Nhâm                                                Giờ: Canh Tý
Mậu hay Quý                                                   Giờ: Nhâm Tý
 

Ví dụ: ngày 1/9 âm năm Bính Tuất (2006) giờ Thìn can gì? Nhìn lịch 2006 - Bính Tuất tháng 9 âm ngày 1 là ngày Mậu Dần. Vậy giờ Tý hôm đó là giờ Nhâm Tý, đếm đi tiếp là Sửu, Dần...đến giờ Thìn là Bính Thìn. Các trường hợp khác tính tương tự.
 


Nguồn: Quang Tuệ