1.Số lý: 7
2.Tính lý: Ngưng nghỉ.
3.Hình dạng: Phủ hạ, bao phủ, che đậy.
4.Hình ảnh: Núi (Sơn)
4.Ý nghĩa: ngăn giữ, ranh giới, che chắn, che đậy, tấm tường, bờ thành…
5.Ngũ hanh: Thổ, đất núi, đá
6.Phương hướng: Hướng Tây Bắc (đối với Tiên Thiên), Đông Bắc (đối với Hậu Thiên)
7.Thời tiết: Tiết lập đông.
8.Thứ bậc: Thiếu nam, người nam nhỏ.
Góc Nhìn Mở Rộng về Quẻ CẤN Trong Bát Quái
Quẻ Cấn (Sơn): Núi
Quẻ Cấn gồm 1 hào Dương trên 2 hào Âm (1 vạch liền trên 2 vạch đứt). Tượng trưng cho con trai út.
Hai hào Âm bên dưới là mềm, là đất. Hào Dương trên cùng là cứng, là núi, tượng núi cao, nên Cấn là núi. Trên Mặt Đất, khí Dương bốc lên đến cực điểm, không thể lên nữa đành phải dừng lại. Ta dùng hai tay biểu thị từ chối, giống như núi lớn chắn đường, nên Cấn là tay, là núi, là dừng lại.
Quẻ Cấn thuộc hành Thổ, tượng trưng cho sự tĩnh lặng, sự chờ đợi, biểu trưng cho tình trạng cô đơn.
Một vài ý nghĩa khác mà quẻ Cấn biểu thị:
- Nhân sự: Cách trở, giữ yên tĩnh, tiến thoái không quyết, quay lưng, dừng lại, không thấy.
- Ốc xá: Cư ở phương đông bắc, ở trong núi gần đá, nhà gần đường.
- Hôn nhân: Cách trở không thành, thành cũng chậm, lợi về hôn nhân của những chàng trai trẻ, mùa xuân xem không lợi, hợp với hôn nhân vùng quê.
- Cầu danh: Trở ngại, không tên tuổi, hợp với nhậm chức ở phương đông bắc, hợp với chức vụ thổ quan ở vùng làng núi.
- Cầu lợi: Cầu tài trở ngại, có thể thu được ở chốn sơn lâm, mùa xuân xem không lợi có tổn thất.
- Sinh sản: Khó sinh, có nguy hiểm trở ngại, hợp với phương đông bắc. Mùa xuân xem có mất mát.
- Giao dịch: Khó thành, có giao dịch nơi điền thổ, nơi sơn lâm, mùa xuân xem không lợi.
- Xuất hành: Không đi xa, có đồn trú, chỉ đi bộ gần.
- Tật bệnh : Tật ở ngón tay, tật ở tì vị.
- Số đại diện là số 8.